Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Mẹo nhỏ chỉ dẫn cách trị rạn da hiệu quả.

Rạn da không chỉ xuất hiện ở phụ nữ mang thai mà những cô bé cậu bé đang tuổi ăn tuổi lớn cũng có thể phải đối mặt với "làn da ngựa vằn". Với tốc độ "lớn nhanh như thổi" cả về chiều cao lẫn cân nặng, khả năng đàn hồi của da cũng khó có thể bắt kịp, kết quả là da bị kéo căng quá mức, dẫn đến sự hình thành của những vết rạn. Bên cạnh đó, một số loại hoóc môn được sản sinh nhiều trong giai đoạn dậy thì cũng góp phần làm hạn chế tính đàn hồi của da, khiến da càng dễ bị rạn hơn. Với trẻ em ở tuổi dậy thì, vết rạn thường xuất hiện ở những vùng da ở ngực, mông, hai bên hông, đùi, đầu gối, bắp chân, khuỷu tay. Rạn da do tuổi dậy thì thường gặp ở các bé gái nhiều hơn. Những vết rạn này sẽ mờ dần theo thời gian nếu trẻ duy trì được cân nặng ổn định.

Mách nhỏ phương pháp trị rạn da hiệu quả - 1
Trị rạn da để có một làn da mịn màng

 Trong thời kỳ bầu bí, sự tăng cân nhanh chóng trong khi làn da chưa kịp "giãn" ra để phù hợp với "điều kiện mới" thường gây ra những vết rạn xấu xí trên da, nhiều nhất là ở vùng da đùi và bụng dưới. Bạn càng tăng cân nhanh chóng, nguy cơ và mức độ rạn da càng lớn. Với phương châm phòng hơn chống, để hạn chế nguy cơ rạn, bạn nên sử dụng kem chống rạn da kết hợp với massage ở vùng da dễ rạn ngay trong thai kỳ. Các dưỡng chất trong kem sẽ ngấm sâu vào da, làm tăng tuần hoàn máu, kích thích da tái tạo nhanh hơn. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý khi trị rạn da sau sinh chọn các loại không có thành phần AHA, acid glycolic, Retin-A, vì đây là những thành phần được khuyến cáo là không an toàn cho thai nhi. Tốt nhất, bạn nên xin ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn loại kem phù hợp nhất. Sản phẩm Trilastin được chiết xuất từ 15 thành phần thảo dược thiên nhiên, sản phẩm thai sản liệu pháp thiên nhiên. Các loại dầu thực vật nuôi dưỡng và giữ ẩm da, chiết xuất từ hạt bo, ôliu, cam thảo, đường mía… sẽ giúp xóa những vết rạn hiệu quả.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét