Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Rạn da: làm sao chữa?

Hiện nay tôi thấy nhiều trẻ đang tuổi phát triển bị nứt da. Các cháu rạn da đầu gối, ở đằng sau chân, ở lưng cột sống. Các bà bầu bị rạn da đã có kem bôi, còn với các cháu thì giải quyết thế nào?
Rạn da là một biểu hiện thường gặp ở phụ nữ mang thai, người béo phì. Hoặc là do sử dụng thuốc có chất corticoid kéo dài dưới dạng bôi, uống, chích; do tuổi dậy thì có sự phát triển nhanh về chiều cao, bề ngang. Nam nữ đều có thể bị nhưng nữ thường bị nhiều hơn nam. Vị trí rạn da ở tuổi dậy thì hay gặp mặt trong đùi, sau cơ cẳng chân, mông, lưng cột sống.

Các vết rạn da được hình thành một cách từ từ, lúc đầu có màu hồng sau đó nhạt màu dần và trở thành màu trắng. Mặc dù có nhiều loại kem quảng cáo chữa trị rạn da nhưng thực tế chỉ có thể làm giảm hoặc ngăn chặn rạn da phát triển thêm mà thôi. Các loại kem này ai bôi cũng được chứ không phải chỉ dành riêng cho bà bầu như bạn nêu trong thư. Rạn da không bao giờ biến mất được và có thể làm mất thẩm mỹ ít nhiều tùy theo vị trí, kích thước và số lượng vết rạn da.
Việc chữa trị cho mất hẳn các vết rạn da còn gặp nhiều khó khăn. Bạn có thể áp dụng một trong những cách sau đây để có thể giúp làm giảm vết rạn da sau sinh:

- Bôi kem có chứa chất Tretinoin, bôi mỗi ngày 1-2 lần, bôi nhiều tuần. Đây là phương pháp chữa trị rẻ tiền.
- Sử dụng laser Affirm sóng kép. Đây là kỹ thuật mới được áp dụng tại Việt Nam. Khoảng cách điều trị giữa hai lần là 2-3 tuần. Cần điều trị vài lần. Đây là phương pháp chữa trị khá tốn tiền.
- Đối với trường hợp béo phì gây rạn da thì cần có chế độ ăn uống kiêng khem và tập thể dục thích hợp. Khi vết rạn da đã hình thành thì có thể mang vớ che giấu khi vết rạn xảy ra ở chân.



Categories:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét